Trang chủ > Tin tức > Blog >

Nguyên nhân và dấu hiệu và cách điều trị áp xe vú

By Fatz Baby Thứ Năm, 9 Tháng Chín 2021, 9:28 Chiều

Áp xe vú là tình trạng viêm, sưng, đau bởi  tích mủ trong ngực do vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn,… gây ra. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra áp xe vú sau sinh 

2 loại vi khuẩn thường gặp nhất gây ra áp xe vú là tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn. Chúng xâm nhập trực tiếp thông qua ống dẫn sữa hoặc những vết xước ở núm vú, quầng vú do con gây nên hoặc do mẹ hút sữa quá mạnh. Mẹ có thể sử dụng những loại máy hút sữa có đầu phễu mềm, nhịp hút nhẹ nhàng để giảm nguy cơ bị áp xe cho mình. 

 

Áp xe vú

Hầu hết, các bà mẹ nuôi con lần đầu đều rất dễ gặp tình trạng áp xe vú bởi vì chưa có kinh nghiệm chăm sóc. Ngoài ra, nếu con bước vào thời kỳ cai sữa, ngực mẹ sẽ căng sữa cũng dễ dẫn tới áp xe. 

Dấu hiệu nhận biết áp xe vú 

Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu sau: 

– Xuất hiện khối u biến động ở vú. 

– Núm vú chảy mủ hoặc vị trí ban đỏ chảy mủ 

– Đau nhức, sưng tấy tại 1 vùng của vú 

– Sốt cao và vuồn nôn 

– Xuất hiện hạch bạch huyết ở nách 

Các biến chứng nguy hiểm bởi áp xe vú 

Khi có những dấu hiệu bị áp xe, mẹ cần phải thăm khám để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện muộn và điều trị không đúng sẽ bị viêm xơ tuyễn vú mãn tính. 

Nếu tình trạng tuyến vú bị viêm mủ nếu không được can thiệp thì vùng viêm sẽ lan rộng đến các mô. Lúc này, mẹ sẽ có biểu hiện của hội chứng nhiễm khuẩn, nhuễm độc nặng và vùng biêm nhiễm không có ranh giới rõ ràng. 

Biến chứng nặng nhất của áp xe vú là hoại tử vú. Biểu hiện của hoại tử là nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, vú sưng to, đau nhức, phù nề, vùng da trên ổ áp xe có màu vàng nhạt và hạch bạch huyết sưng đau. 

Phương pháp điều trị áp xe vú 

Khi nghi ngờ có dấu hiệu áp xe vú, mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám và chuẩn đoán tình trạng và mức độ bệnh. 

Khi tới bệnh viện mẹ sẽ được thăm khám theo trình tự như sau: 

B1. Khám lâm sàng 

B2. Siêu âm vú 

B3. Thực hiện rút mủ tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để xác định kháng sinh phù hợp với từng bệnh nhân. 

B4. Xét nghiệm sinh thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh 

Điều trị áp xe vú sẽ thực hiện các bước sau: 

B1. Chườm nóng giảm đau 

B2. Massage để thông tắc tia sữa 

B3. Hút chất lỏng ra ngoài bằng cách chọc hút bằng kim vào túi dịch bị nhiễm trùng. 

B4. Rạch và dẫn lưu để dẫn mủ ra ngoài 

Mẹ có thể kết hợp uống kháng sinh, kháng viêm, giảm đau trong lúc điều trị áp xe vú. 

Áp xe vú là bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ cần lưu tâm, chăm sóc và để ý những thay đổi nhỏ nhất trên cơ thể mình. Mẹ có thể tham khảo những bài viết khác cùng chuyên mục như: 

Cương sữa sinh lý là gì? Mách mẹ 5 cách giảm cương sữa sinh lý hiệu quả 

Mẹ bị cảm cúm, con bú sữa mẹ có an toàn không? 

5 nguyên tắc bảo quản sữa mẹ nhất định phải nắm chắc 

Nếu mẹ cần bất cứ thông tin gì cần hỗ trợ về quá trình nuôi con, hoặc các sản phẩm chăm sóc con nhỏ, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp sớm nhất: 

– Fanpage: Fatzbaby Vietnam | Facebook

– Hotline:  1900 545597

Bài viết này được tham khảo từ các bệnh viện lớn như: bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Vinmec, Homecare,… 

Vui lòng viết nhận xét của bạn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay cho chúng tôi để được

tư vấn miễn phí