Trang chủ > Tin tức > Blog >

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi

By Fatz Baby Thứ Bảy, 13 Tháng Ba 2021, 2:40 Chiều

Chế độ ăn dặm cho bé luôn luôn phải thay đổi theo quá trình bé lớn lên. Vậy mẹ phải nấu cháo như thế nào để phù hợp với sự phát triển của các cơ quan tiêu hóa? 

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn mẹ cách mang đến cho con những bữa ngon phù hợp với các tháng tuổi của con nhỏ.

Mẹ nên cho bé ăn dặm bằng cháo lúc mấy tháng tuổi? 

Giai đoạn ăn cháo sẽ bắt đầu ngay sau 1 tháng tính từ khi nào trẻ sẵn sàng ăn dặm. Lộ trình ăn dặm của con được bắt đầu vào lúc 6 tháng tuổi. Thời điểm này bé được tập ăn dặm với bột từ loãng cho đến đặc. Quãng thời gian ăn bột này kéo dài trong khoảng 2 tháng. 

Từ tháng thứ 8 trở đi là giai đoạn lý tưởng để mẹ tập cho bé ăn dặm bằng cháo. Giai đoạn này bé đã bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Những chiếc răng sẽ giúp bé nhai được các loại thức ăn có kích thước nhỏ. Răng mọc là thời điểm vàng để mẹ dạy bé cách nhai, và cháo là loại thức ăn dễ dàng cho bé học làm quen với điều này. 

Giai đoạn đầu khi mẹ nấu cháo ăn dặm cho bé nên nấu cháo xay nhuyễn. Cháo xay nhuyễn giúp bé tập làm quen với thức ăn lợn cợn. Quá trình làm quen này nên được kéo dài trong khoảng 1 – 2 tháng. 

Bắt đầu sang tháng thứ 10, mẹ có thể tập cho bé ăn cháo hạt cùng các thực phẩm xay nhuyễn. Lúc này, mẹ đã có thể nấu cháo của bé có các thành phần thịt, cá và rau củ để cung cấp dưỡng chất đầy đủ nhất cho quá trình lớn lên của trẻ. 

3 sai lầm thường gặp khi chế biến cháo ăn dặm cho bé  

1. Đổ thêm nước lạnh khi đang ninh xương 

Khi xương đang được ninh ở nhiệt độ cao, nếu đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất béo và protein nhanh chóng kết tủa. Hơn nữa, sự giảm đột ngột của nhiệt độ khiến thịt và xương bị sượng, khó nhừ, đồng thời biến đổi dnh dưỡng và mùi vị. 

2. Nêm nhiều gia vị vào bữa ăn dặm của con 

Trẻ em dưới 1 tuổi, vị giác chưa được phát triển toàn diện. Vậy nên, trong khoảng thời gian đầu đời, mẹ không nên sử dụng gia vị trong các món ăn của con. Bắt đầu khi 9 – 11 tháng tuổi, mẹ có thể nêm nếm 1 chút gia vị cho con có vị. 

3. Khấy đảo cháo liên tục khi chế biến 

Trong quá trình nấu cháo, nếu như mẹ liên tục khuấy để hạt gạo nát và nhũn ra sẽ khiến giá trị dinh dưỡng của cháo giảm sút. Bên cạnh đó, cháo nát sẽ trở nên kém hấp dẫn, khiến em bé chán ghét món ăn. 

Mẹ có thể dùng nồi hầm chậm hoặc nồi nấu chậm để nấu cháo và chế biến các món ăn cho bé. Ưu điểm lớn nhất của chiếc nồi này là mẹ không cần phải khuấy đảo thức ăn mà vẫn mềm nhừ, đảm bảo vẹn nguyên chất dinh dưỡng có trong thực phẩm cho bé.  

3 chú ý cần ghi nhớ khi nấu cháo ăn dặm cho bé 

1. Chú ý đến tỉ lệ nước và gạo 

Tỉ lệ nước và gạo nhiều hay ít sẽ cho ra cháo loãng hay cháo đặc. Ở thời điểm bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với cháo loãng hoặc cháo bột trước. Độ sánh của cháo và thức ăn kèm theo sẽ được mẹ tăng dần theo thời gian. 

Làm quen với thức ăn lỏng đến đặc sẽ giúp con hứng thú với đồ ăn, đồng thời cũng kích thích men tiêu hóa được tiết ra nhiều hơn, thúc đẩy quá trình hoạt động của dạ dày. 

Nếu mẹ nấu sẵn cháo để trữ đông thì tỉ lệ gạo nước nên là 1:5. Lý do là khi rã đông mẹ thường cho thêm các thực phẩm khác và nước vào cùng cháo để nấu lại. Vậy nên, tỉ lệ đó là hợp lý để cháo không bị quá loãng. 

2. Chọn nguyên liệu theo từng độ tuổi của con 

Nguyên liệu không chỉ mang đến độ thơm ngon cho món ăn dặm của bé mà còn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trong những tháng đầu đời. 

– Giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi: 

+ Thực phẩm ăn dặm cho bé nên là rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa. Rau là những loại lá có màu xanh thẫm (không lấy cọng), củ quả là những loại có thể nấu mềm như cà rốt, cà chua, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, táo, lê… 

+ Thực phẩm hạn chế trong gaii đoạn này là đậu phộng, lúa mì, lúa mạch, đầu nành, bắp. 

+ Thực hiện nấu riêng lẻ và quan sát món ăn nào bé yêu thích thì lựa chọn. 

– Giai đoạn 7 – 12 tháng: 

+ Sử dụng các thực phẩm thịt, cá, trứng, tôm. 

+ Nên chọn thịt nạc mềm, cá báo. 

+ Hạn chế các loại hải sản có vỏ cứng như trai, sò, hào,… để tránh bị dị ứng. 

3. Nguyên tắc nấu cháo ăn dặm cho bé 

– Đa dạng thực phẩm, đa dạng nhóm chất dinh dưỡng cho bé. 

– Chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé. 

– Đa dạng màu sắc để kích thích trẻ thèm ăn. 

– Không ép trẻ ăn 

4. Cách bảo quản cháo ăn dặm của bé 

– Bảo quản trong ngăn đông 

– Chỉ chế biến lượng thức ăn trong vòng 1 tuần. 

– Chia nhỏ khẩu phần, rã đông dùng hết trong 1 cữ 

Trên đây là những lưu ý về cách nấu cháo ăn dặm cho bé dành cho mẹ. Mẹ có thể tham khảo thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ 1 tuổi. Hãy thường xuyên truy cập website của Fatz.baby.com để cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. 

Vui lòng viết nhận xét của bạn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay cho chúng tôi để được

tư vấn miễn phí