Trang chủ > Tin tức > Blog >

Khi nào trẻ sẵn sàng ăn dặm?

By skyperry Chủ Nhật, 6 Tháng Sáu 2021, 10:17 Chiều

Thời gian cho bé ăn dặm hợp lý mẹ nên chọn là lúc nào? Nếu mẹ cho bé ăn dặm muộn sẽ khiến trẻ chậm lớn, chậm phát triển và có khả năng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu cho bé ăn dặm sớm cũng khiến tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. 

Khi nào trẻ sẵn sàng ăn dặm

Khi nào trẻ sẵn sàng ăn dặm

Những vấn đề gặp phải nếu trẻ được ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn 

Vấn đề gặp phải khi ăn dặm quá sớm 

Ăn dặm sớm là mẹ cho bé ăn thức ăn bổ sung trước 6 tháng (26 tuần). Nếu cho bé ăn dặm sớm sẽ gặp những vấn đề sau: 

– Giảm khả năng tạo sữa của mẹ vì bé giảm bú. 

– Nguy cơ cao bị mắc các bệnh: tiêu chảy, suy dinh dưỡng, dị ứng,… 

– Tăng nguy cơ mang thai sớm của mẹ. 

Vấn đề gặp phải khi ăn dặm quá muộn 

Ăn dặm muộn là mẹ cho bé ăn thức ăn bổ sung sau 6 tháng (26 tuần). Nếu cho bé ăn dặm muộn sẽ gặp những vấn đề sau: 

– Không được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mà sữa mẹ không cung cấp được đầy đủ (ví dụ như sắt). 

– Trẻ chậm lớn, phát triển. 

– Nguy cơ suy dinh dưỡng cao. 

Thời gian cho bé ăn dặm hợp lý nhất dành cho mẹ 

Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi – đây là khoảng thời gian giúp trẻ phát triển tốt nhất. Mẹ có thể tìm hiểu cách thức chọn thức ăn và cách cho trẻ ăn dặm bữa đầu tiên để bắt đầu hành trình một cách hoàn hảo nhất. 

Khi trẻ có những biểu hiện này chứng tỏ bé đã sẵn sàng ăn dặm: 

– Thích với tay lấy thức ăn và nhìn người khác ăn. 

– Thích đưa thứ gì đó vào miệng 

– Điều chỉnh lưỡi tốt hơn  

– Bắt đầu nhai và dịch chuyển hàm lên xuống 

Nguyên tắc khi mẹ cho bé ăn dặm 

– Cần đảm bảo thời gian cho bé ăn dặm  vào đúng 6 tháng tuổi. 

– Duy trì ăn sữa mẹ cho bé. 

– Bắt đầu từ thức ăn loãng đến đặc, từ ít đến nhiều (thời gian ăn loãng k quá 2 tuần) 

– Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi 

– Ăn theo sở thích của bé 

– Chế biến mềm, dễ nhai, nhiều màu sắc, hương vị hấp dẫn 

– Luôn thay đổi thực đơn hàng ngày 

– Thêm dầu, mỡ hoặc vừng, lạc  làm cho bát bột thơm, béo, mềm,… 

– Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn. 

Thực đơn ăn dặm cho bé 1

Duy trì thực phẩm chính là nguồn sữa mẹ 

Ăn dặm là bữa ăn bổ sung giúp cho trẻ có thể hấp thụ thêm các nguồn năng lượng, dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp dinh dưỡng cho trẻ tuy nhiên không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng bé cần thế nên mới cần đến ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng. 

Trên đây là tổng quan những kiến thức về thời điểm ăn dặm tốt nhất dành cho mẹ. Bài viết được tham khảo từ tài liệu “nuôi dưỡng trẻ nhỏ” do bộ y tế ban hành theo QĐ số 5063/QĐ-BYT. 

Trong quá trình cho con ăn dặm, mẹ sẽ cần sử dụng đến những dụng cụ hỗ trợ quá trình chế biến thức ăn dặm như nồi hầm nấu chậmdụng cụ bảo quản thức ăn dặm cho bé. 

Trong quá trình tìm hiểu, nếu cần sự hỗ trợ hoặc tư vấn, mẹ vui lòng liên hệ với chúng tôi, qua: 

Facebook: Fatzbaby Vietnam | Facebook 

Hotline:  1900 545597

Vui lòng viết nhận xét của bạn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay cho chúng tôi để được

tư vấn miễn phí